Rủi ro - Sập bẫy khi mua nhà không sổ hồng
Một số lưu ý mua nhà không sổ hồng:
1. Điểm khác biệt mua nhà có sổ hồng và mua nhà không sổ hồng
- Việc chuyển nhượng này đơn giản nhanh chóng về mặt thủ tục do đã có giấy chứng nhận và việc sang tên giấy chứng nhận cũng sẽ dễ dàng hơn khi giao dịch chuyển nhượng nhà đất đã có sổ hồng và thực hiện khi có chứng nhận quyền sở hứu nhà ở. Và việc này tránh được rủi ro, đảm bảo quyền và lợi ích cho bên mua nhà.
- Việc chuyển nhượng tương đối mất thời gian do hồ sơ thủ tục phức tạp, việc xin cấp giấy chứng nhận cũng lâu khi chuyển nhượng nhà đất không có sổ hồng chỉ được thực hiện đối với các trường hợp được quy đinh khoản 2, điều 118 luật nhà ở 2018. Khi chuyển nhượng nhà đất không có sổ hồng dễ gây ra tranh chấp, người mua gặp thiệt thòi, mất nhiều quyền lợi.
2. Rủi ro mua nhà không sổ hồng
- Theo quy đinh luật 118 nhà ở năm 2014 quy định điều kiện mua bán nhà ở phải có chứng nhận sở hữu. Còn đối với hình thức, việc mua bán thành lập hợp đồng công chứng theo quy định nhà nước.
- Khi mua bán chưa có chứng nhận sở hữu nhà, phải đối diện với tranh chấp nhà cửa bất cứ lúc nào. Người mua nếu không am hiểu nhà ở tường tận thì sẽ bị động không, không tiếp cận được thông tin ngôi nhà nhiều, cũng như không biết nhà có dính đến vấn đề pháp lý hay không? Nếu nhà xây dựng trên đất bị tranh chấp, chủ căn hộ chưa nghiệm thu hay chưa đủ điều kiện cấp sổ hồng cho chủ nhà...về lâu về dài người mua sẽ bị thiệt hại nhiều, thậm chí mất nhà.
- Ngoài ra, người mua còn đối diện với các cá rủi ro khác khi thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng hay thế chấp căn nhà không có sổ hồng. Cũng như nếu giá nhà có biến động tăng chủ nhà có thể trở mặt, khởi kiện mua bán là vô hiệu và yêu cầu người mua phải trả thêm tiền.
Hình ảnh thị trường
3. Kinh nghiệm hạn chế tối đa rủi ro khi mua nhà không sổ hồng
- Tìm hiểu kỹ thông tin căn nhà cũng như lai lịch của người bán để có cơ sở nếu như bạn khởi kiện hay tố cáo nếu như cần thiết. Người mua có thể hỏi hàng xóm, những nhà lân cận để biết thêm thông tin mà thường các người bán che giấu hay tránh né cung cấp các thông tin này.
- Làm rõ, hỏi rõ tại sao ngôi nhà lại chưa được cung cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu (Sổ hồng), đang có vướng mắc tranh chấp hay không? Người mua phải xem bất động sản có nằm trong khu quy hoạch hay kiện cáo, vi phạm đất đai gì không? Với dự án đầu tư thì xem hồ sơ pháp lý và kiểm tra dự án có thực hiện đúng mục tiêu đề ra hay không?
- Khi ký kết hợp đồng mua bán cần đọc kỹ các điều khoản và thực hiện đúng ký kết quy định.
- Khi thực hiện thanh toan cần chia giai đoạn, chỉ thanh toán hết khi có giấy chứng nhặn quyền sở hữu đất. Khi thanh toán tiền phải lặp biên nhận thanh toán theo quy định.
- Khi bàn gia nhà ở cần xem xét kỹ lưỡng tình trạng nhà ở như nào? Trong tương lai thì xem xét tiến độ hoàn thành, thời gian bàn giao nhà...